Ngày 28 tháng 9 vừa qua chúng ta đã rầm rộ nghe tin Facebook bị một hacker khai thác lổ hỏng và 50 triệu tài khoản người dùng bị ảnh hưởng, đồng thời có đến 40 triệu người dùng gần bị lấy cắp thông tin, Facebook đã ngăn chặn kịp thời và reset lại khoản 90 triệu người dùng để đảm bảo an toàn cho họ.
Không chỉ có vậy, mà ở Việt Nam rất thường hay xảy ra tình trạng như thế, mặt dù không lớn nhưng gây ra hậu quả vô cùng nặng nề, nhất là họ đã có quyền truy cập, đỗi tên và nhắn tin cho bạn bè của mình gây mất uy tín. Đứng trước thực trạng đó chúng ta phải làm gì để tự bảo vệ bản thân? Và bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách bảo vệ cũng như phòng chống lấy cắp thông tin người dùng.
Facebook từ lâu đã có bảo mật 2 lớp, nhưng cách bảo mật này cũng không ăn thua gì đâu, trên thực tế, tài khoản Facebook cá nhân tại Việt Nam bị Hack như hình bên dưới là do chúng ta bị lấy cắp thông tin từ các trang web giả mạo.


Tới đây, chúng ta phải phân biệt giữa 2 hình thức bị lấy cắp thông tin cá nhân này:
- Bị Hacker tấn công lấy cắp tài khoản: Là do một đơn vị hay một hacker riêng lẻ nào đó, tiến hành khai thác lỗ hỏng của Facebook và tấn công vào. Với hình thức hack này thì bạn có bảo mật 100 lớp cũng không ăn thua, quan trọng là máy chủ Facebook có chương trình Protect đủ mạnh hay không thôi.
- Người dùng tự cung cấp thông tin cá nhân cho trang web giả mạo Facebook: Với hình thức nảy Facebook của các bạn sẽ bị khai thác và sử dụng với mục đích khác, dễ nhận thấy nhất là tên Facebook sẽ bị đỗi thành “Ţhông Báo Messeňger” như hình trên.
Vậy loại tấn công thứ nhất người dùng không thể ngăn chặn, nhưng có thể phòng vệ bằng cách thiết lập mật khẩu phức tạp, mật khẩu phức tạp là mật khẩu bao gồm Chữ thương, hoa, số và ký tự đặt biệt. Ưu điểm là khó hack nhưng nhược điểm là khó nhớ.
Đối với loại tấn công thứ 2 thì chúng ta rất dễ nhận biết và phòng tránh, chúng ta cùng xem hình bên dưới.

Khi chúng ta truy cập vào liên kết quả một bài viết nào đó, và dẫn tới một trang web, mà ở đó bắt buộc phải đăng nhập vào Facebook thì mới được xem. Nhưng một điều lạ thay, trang ấy thiết kế giống y như giao diện của Facebook 100%, nhưng tên trang web không phải là facebook.com, mà có thể là facebook-vietnam.com như trong hình. Và đấy chính là cách nhận biết rõ ràng nhất.
Facebook chỉ có một tên miền duy nhất là Facebook.com, ngoài ra thì những tên miền khác điều là giả mạo, nếu các bạn gặp trường hợp như trên thì có nghĩa là trang này đã cố lấy cắp thông tin bao gồm USER và PSSSWORD của bạn đấy.

Sau khi nhập thông tin của bạn vào thì bạn nghĩ sẽ như thế nào? Facebook bị đỗi tên, đỗi avatar và khủng khiếp nhất là nhắn tin cho bạn bè người thân của bạn làm bạn mất uy tín. Bạn có muốn xảy ra như thế không. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi điền thông tin cá nhân của mình nhé.